Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ
Tại vòng loại giải futsal nữ châu Á 2025 diễn ra từ 15 - 19.1, đội tuyển futsal nữ Việt Nam nằm cùng bảng D với các đội Macau (Trung Quốc), Đài Loan và chủ nhà Myanmar. Ngày 15.1, thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sẽ có trận ra quân, gặp Myanmar. Đến ngày 17.1, đội sẽ gặp Macau (Trung Quốc). Trong khi đó, ở lượt trận cuối diễn ra ngày 19.1, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ chạm trán Đài Loan.Xét về tương quan lực lượng cũng như đẳng cấp, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được đánh giá vượt trội. Ngoài ra, để chuẩn bị cho các trận đấu trên, các cô gái của Việt Nam đã có khoảng 6 tuần tập luyện kỹ càng. Trước ngày lên đường, HLV Nguyễn Đình Hoàng đã công bố danh sách đội tuyển futsal nữ Việt Nam tham dự vòng loại châu Á gồm 2 thủ môn: Trần Thị Hải Yến, Ngô Nguyễn Thùy Linh và 10 cầu thủ: Bùi Thị Trang, Trịnh Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thị Thanh Ngân, Nguyễn Phương Anh, Trần Nguyệt Vi, Nguyễn Thị Vân Anh, K’ Thủa, Trần Thị Thuỳ Trang, Trần Thị Lan Mai, Trần Thị Thu Xuân, Nguyễn Thị Tú Anh và Biện Thị Hằng. Ông khẳng định, mục tiêu và ban huấn luyện đưa ra về chuyên môn đều được các cầu thủ hoàn thành tốt và giờ đây, toàn đội sẵn sàng cho giải đấu.“14 cầu thủ được chọn cho giải lần này là những người đang có phong độ tốt nhất và phù hợp với ý đồ của ban huấn luyện. Mục tiêu của đội tuyển futsal nữ Việt Nam chắc chắn không chỉ là vượt qua vòng loại mà hướng đến vị trí đầu bảng. Chúng tôi đánh giá các đối thủ trong bảng không quá vượt trội so với đội tuyển futsal nữ Việt Nam. Vì vậy, tôi và toàn đội quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra”, HLV Nguyễn Đình Hoàng nói thêm.Vòng loại futsal nữ châu Á 2025 khởi tranh vào ngày 11.1.2025, có 18 đội tham dự vòng loại. Ba đội được miễn vòng loại gồm chủ nhà của vòng chung kết (VCK) - Trung Quốc, 2 đội vào chung kết giải lần trước gồm Nhật Bản và Iran.18 đội chia làm bốn bảng, trong đó có 2 bảng 4 đội (bảng B và D), 2 bảng 5 đội (bảng A và C). Bảng A đá tập trung tại Thái Lan, bảng B tại Indonesia, bảng C tại Uzbekistan và bảng D tại Myanmar. Sau vòng loại mỗi bảng chọn 2 đội nhất và nhì tham dự VCK. Cùng với đó, đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ dự VCK diễn ra vào tháng 5.2025.Trường chuyên Nha Trang bán vé số: Không có cơ sở xác định vi phạm pháp luật
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.
Trà chiều - Thơ của T.N.Thu Thủy
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.
Chính sách giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024 tạo nên nhiều thay đổi trên thị trường ô tô Việt Nam. Nhiều mẫu mã tiếp tục được nhà sản xuất phân phối áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá… tuy nhiên khi không còn sự "trợ lực" từ chính sách, doanh số bán theo đó cũng sụt giảm. Trong đó, Toyota Vios - mẫu xe được ví như "gà đẻ trứng vàng" của Toyota là một ví dụ điển hình.3 tháng trước đây, khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP, Toyota Vios với việc được Toyota triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách mua xe, là một trong những mẫu ô tô thuộc diện hưởng ưu đãi kép trên thị trường. Việc không phải mất tiền đóng lệ phí trước bạ khi có sự hỗ trợ từ chính sách cùng chương trình khuyến mãi từ nhà sản xuất đã thu hút khách hàng xuống tiền chọn Toyota Vios. Chính vì vậy, từ tháng 9 - 11.2024, doanh số bán mẫu xe này liên tục tăng trưởng. Trong đó, với hơn 2.000 xe đến tay khách hàng trong tháng 11.2024, Toyota Vios vươn lên dẫn đầu phân khúc sedan hạng B đồng thời cải thiện vị trí trong top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam.Bước sang tháng 12.2024 - thời điểm Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực, Vios dù vẫn được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi 50% lệ phí trước bạ vẫn mất dần sức hút. Số liệu bán hàng trong tháng 12.2024 được Toyota Việt Nam (TMV) công bố mới đây cho thấy, lượng tiêu thụ Toyota Vios chỉ đạt 1.504 xe, giảm hơn 630 xe, tương đương gần 30% so với tháng trước đó. Không chỉ Toyota Vios, một số mẫu xe lắp ráp trong nước của Toyota như Veloz Cross, Avanza Premio cũng ghi nhận doanh số sụt giảm so với tháng trước đó. Cụ thể, lượng tiêu thụ Veloz Cross trong tháng 12.2024 đạt 916 xe, giảm 230 xe so với tháng 11.2024. Sự sụt giảm của những dòng xe chủ lực như Toyota Vios, Veloz Cross… khiến Toyota không còn giữ được đà tăng trưởng doanh số, dù thực tế một số mẫu mã khác như Toyota Yaris Cross, Innova Cross vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của những mẫu xe này không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của Toyota Vios, Veloz Cross trong tháng 12.2024. Đây chính là lý do Toyota khép lại tháng bán hàng cuối năm 2024 với 8.642 xe, giảm 51 xe so với tháng 11.2024.Toyota cũng khép lại năm 2024 với 66.576 xe, tăng gần 9.200 xe so với năm 2023, qua đó vẫn góp mặt ở top đầu những thương hiệu ô tô bán chạy nhất Việt Nam.
TOP 5 serum dưỡng trắng da được tìm mua nhiều đầu năm 2024
Cùng với sầu riêng đông lạnh, dừa tươi cũng là mặt hàng chuẩn bị ký nghị định thư với Trung Quốc. Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa, hồ hởi: Từ vùng trồng đến các nhà máy chế biến đã sẵn sàng trước cơ hội xuất khẩu dừa tươi vào thị trường 1,4 tỉ dân. Đối với vùng trồng, diện tích dừa ở Nam Trung bộ và Nam bộ thời gian qua tăng khoảng 50.000 ha. Các nhà máy chế biến từ sơ chế đến sản phẩm tiện dụng, giá trị cao cũng đã chuẩn bị sẵn sàng.